Chương trình giảng dạy lịch sử khác nhau, tùy theo lựa chọn của tiểu bang, khu học chánh và giáo viên. Điều này có thể dẫn đến sự khác biệt về những chủ đề được đề cập, các nội dung được trình bày và các tài liệu được sử dụng.
Việc lựa chọn sách giáo khoa lịch sử thường được quyết định ở cấp tiểu bang hoặc quận. Một số tiểu bang áp dụng chính sách áp dụng sách giáo khoa trên toàn bang.
Tuy nhiên, các tiểu bang và quận cũng cho phép từng trường hoặc giáo viên chọn sách giáo khoa phù hợp nhất cho học sinh.
Chỉ 17% học sinh phổ thông yêu thích
Giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) ngày càng được chú trọng trong những năm gần đây ở Mỹ. Điều này khiến một số người đặt câu hỏi liệu các ngành khoa học nhân văn, đặc biệt là lịch sử liệu có bị đánh giá thấp.
Dựa trên các cuộc khảo sát và nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây, thái độ của học sinh Mỹ đối với việc học lịch sử rất khác nhau.
Các yếu tố như chất lượng giảng dạy, mức độ phù hợp của tài liệu và nhân khẩu học của sinh viên đều đóng một vai trò trong việc hình thành thái độ của sinh viên đối với môn học này.
Nhìn chung, mức độ phổ biến và yêu thích môn học lịch sử dao động hơn kém 50% trong các cuộc khảo sát. Có thể thấy, học sinh Mỹ không quá "mặn mà" với môn học này.
1. Cuộc khảo sát năm 2017 của Quỹ nhân văn quốc gia (NEH): 52% học sinh trung học phổ thông thích học môn Lịch sử(12% "thích", 40% "hơi thích"). Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng chất lượng giáo viên cũng như phong cách giảng dạy đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ của học sinh đối với môn lịch sử. |
2. Báo cáo năm 2019 của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục cho thấy lịch sử là môn học ít được yêu thích nhất, chỉ có 17% học sinh trung học phổ thông thíchmôn học này. |
3. Cuộc khảo sát năm 2018 của Cơ quan Đánh giá Tiến bộ Giáo dục Quốc gia (NAEP) về thái độ của học sinh lớp 8 với lịch sử cho thấy 49% học sinh cho biết lịch sử "thú vị"hoặc"hấp dẫn", trong khi 38% cho rằng "nhàm chán". |
4. Dữ liệu từ Đánh giá Tiến bộ Giáo dục Quốc gia cho thấy chỉ 15% học sinh lớp 8 của Mỹ "đạt" hoặc cao hơn mức "thông thạo"trong bài đánh giá môn lịch sử năm 2018. |
5. Cuộc khảo sát năm 2019 của Hiệp hội Lịch sử Mỹ cho thấylịch sử là chuyên ngành phổ biến thứ 5 đối với sinh viên đại học(trong số 1.7 triệu bằng cử nhân được trao trong năm học 2016-2017, khoảng 29.000 (hoặc 1.7%) là lịch sử. |
Nỗ lực thay đổi
Đã có những nỗ lực để thúc đẩy việc giảng dạy lịch sử và làm cho môn học hấp dẫn hơn đối với học sinh.
1.Hướng dẫn học sinh thiết kế dự án:Nhiều giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc, cộng tác với nhau để nghiên cứu và tạo các dự án như phim tài liệu, vở kịch hoặc triển lãm. Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào việc thực hành, kỹ năng nghiên cứu và sáng tạo. |
2. Tự đọc và thảo luận:Trong một số lớp học lịch sử, học sinh được chỉ định tự đọc sách giáo khoa hay các nguồn khác như Internet, sách lịch sử, sau đó tham gia chia sẻ và thảo luận trước lớp. Cách tiếp cận này nhấn mạnh tư duy phản biện và phân tích, cũng như kỹ năng giao tiếp. |
3. Sử dụng công nghệ:Nhiều giáo viên đang kết hợp các công cụ kỹ thuật số như cơ sở dữ liệu nghiên cứu trực tuyến, dòng thời gian tương tác và công cụ bản đồ kỹ thuật số vào bài học của họ. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến kiến thức công nghệ và kỹ năng kỹ thuật số đang ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội ngày nay. |
4. Kết hợp với các môn học khác: Một số giáo viên lịch sử đang cộng tác với giáo viên các môn học khác, chẳng hạn như tiếng Anh hay các bộ môn nghệ thuật. Cách này giúp tạo ra các bài học liên môn giúp học sinh kết nối các sự kiện và ý tưởng lịch sử với các môn học khác. |
5. Học tập qua trải nghiệm:Một số giáo viên lịch sử sử dụng các phương pháp học tập qua trải nghiệm như các chuyến đi thực địa đến viện bảo tàng hoặc di tích lịch sử, tái hiện sự kiện hoặc mô phỏng. Cách tiếp cận này nhấn mạnh việc học tập tích cực, trải nghiệm giác quan và gắn kết cảm xúc. |
Tứ Phúc
Bài 3: Gỡ khó cho “nỗi buồn môn Sử”
Bài 2: Để học sinh không 'quay lưng' với môn Sử
Bài 1: Nỗi buồn môn Sử
" alt=""/>Học sinh có thích học môn Lịch sử?Cụ thể, nhà gái tặng của hồi môn cho con gái gồm 300 triệu đồng tiền mặt và 20 lượng vàng. Nhà trai tặng cho cặp đôi 3 tỷ đồng, 250 lượng vàng, một đồng hồ hàng hiệu đắt tiền. Em trai của chú rể tặng cho vợ chồng anh trai 20 lượng vàng.
Ngoài ra, họ hàng hai bên của cô dâu chú rể cũng tặng thêm rất nhiều vàng và tiền mặt.
Trang sức bằng vàng được gia công với kích thước lớn. Cô dâu chú rể cố gắng tìm chỗ để đeo cho hết số vàng cưới. Thậm chí, cô dâu phải đeo món trang sức sau vào món trang sức trước.
Nhiều bạn trẻ xem clip đám cưới này không khỏi xuýt xoa. Họ chúc phúc và không quên đặt câu hỏi về gia thế của cô dâu chú rể miền Tây.
Anh Nguyễn Huy Phương (Phương Maza) là người trực tiếp trang điểm, chụp ảnh… cho cô dâu Ngọc Trân. Anh khẳng định đám cưới này thực sự ngập trong tiền vàng. Đám hỏi, lễ vu quy, tân hôn của cặp đôi diễn ra từ ngày 30/9 - 1/10.
“Tôi từng làm việc với nhiều cô dâu chú rể có gia thế giàu có. Thế nhưng, tiệc cưới lần này quả thật rất nhiều vàng. Đây có thể là đám cưới đặc biệt nhất mà tôi có dịp tham gia với vai trò trang điểm, chụp ảnh…”, Phương Maza cho biết.
Anh Phương chia sẻ thêm: “Cô dâu Ngọc Trân cực kỳ dễ thương và trong sáng. Được cô dâu tin tưởng, nhóm của chúng tôi lo váy cưới, trang điểm và chụp ảnh trong các buổi tiệc. Gia thế của hai bên đều giàu có, môn đăng hộ đối, nổi tiếng trong giới doanh nhân”.
Anh Phương cũng tiết lộ một chiếc váy cưới được cô dâu Ngọc Trân mặc trong lễ vu quy có giá 190 triệu đồng. Chi phí trang điểm cho cô dâu trong 2 ngày là hơn 25 triệu đồng, chưa kể người nhà.
Khách mời tham dự đám cưới ở nhà gái lên đến 1.500 người, bao gồm nhiều doanh nhân, đại gia… có tiếng từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây. Lễ cưới bên nhà trai cũng có gần 2.000 khách đã đến chúc phúc.
"Cho các con vốn làm ăn"
Chị Huỳnh Ngọc Dung (47 tuổi, TP Cần Thơ) là mẹ của cô dâu Hà Ngọc Trân, toát lên vẻ sang trọng, xinh đẹp trong lễ cưới của con gái.
Chị cảm thấy vui khi đám cưới của con gái được nhiều người biết đến và chúc mừng.
Đám cưới của con gái bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội, chị Dung cũng không quá ngạc nhiên. Vốn dĩ, gia đình của chị kinh doanh lâu năm, ngoại giao cũng rộng, nhiều người biết đến từ trước.
“Vợ chồng con gái được nhà trai tặng nhiều tài sản thì tôi cảm thấy yên tâm hơn. Hai đứa cũng có công việc kinh doanh riêng. Cho nên, quà cưới là vốn để các con làm ăn sau này”, chị Dung tâm sự.
Theo ước tính của chị Dung, tổng số quà cưới mà hai bên gia đình và họ hàng trao tặng cho Ngọc Trân - Văn Nhân vào khoảng 320 lượng vàng và hơn 3,3 tỷ tiền mặt.
Chị Dung tỏ ra ái ngại: “Từ trước đến nay, gia đình sống rất kín tiếng. Đám cưới của con nổi tiếng thì tôi cũng sợ nhiều người nói ra nói vào”.
Ngọc Trân là con gái lớn trong gia đình, được cha mẹ rất mực yêu thương. Trong lễ cưới của con gái, chị Dung không kìm được nước mắt.
Cô dâu chú rể nên duyên từ mai mối của người thân. Ban đầu, cha mẹ của chú rể Văn Nhân sang nhà gái xin phép cho hai trẻ tìm hiểu nhau. Chỉ sau 3 tháng qua lại, cả hai cảm thấy rất hợp nhau về tính cách lẫn việc kinh doanh. Vì vậy, hai người quyết định tiến tới hôn nhân.
“Nhà trai hiền hậu, sống đúng mực. Họ lại không có con gái nên rất thương con dâu. Nhà của hai bên cũng gần, con gái tôi có thể chạy ra chạy vô. Thế nên, chúng tôi đồng ý gả con gái cưng”, chị Dung chia sẻ.
Mẹ của cô dâu cũng bật mí, vợ chồng con gái không quá bất ngờ khi nhận được quà cưới khủng. Bởi, cả hai cũng hiểu gia thế của nhau. Tuy nhiên, hai người cũng rất vui và cảm ơn mọi người đã ưu ái.
Chị Dung hy vọng vợ chồng con gái sinh sống thuận hòa, nắm tay nhau làm ăn ngày càng phát đạt. Những hình ảnh về đám cưới đang được chia sẻ rộng rãi sẽ trở thành kỷ niệm khó quên của cả hai.
Đẹp từng milimetlà cuộc thi tìm kiếm chuyên gia trang điểm và người mẫu đầu tiên tại Việt Nam. Đáng lưu ý bên cạnh huấn luyện viên và giám khảo chuyên môn, NSND Việt Anh lại được công bố là trưởng ban giám khảo.
NSND Việt Anh nói thêm việc giữ sự công bằng không hề dễ dàng nhưng ông sẽ cố hết sức để bảo đảm tính công tâm cho cuộc thi. Bên cạnh đó, ông sẽ truyền đạt tất cả kinh nghiệm, bài học nghề nghiệp lẫn cuộc sống, tâm hồn mình có cho các thí sinh. Ở bảng Model tại đêm casting chọn ra được nhiều gương mặt có tố chất. Ban tổ chức, ban giám khảo và mentor nhẹ nhàng chia sẻ với các bạn không chỉ cách đi như thế nào mà còn là thần thái, cách biểu diễn, cũng như nuôi dưỡng niềm đam mê rất quan trọng. Tương tự bảng Makeup cũng có một số nhân tố có khả năng. Tuy nhiên để đi được xa cùng chương trình các bạn cần tìm tòi học hỏi nhiều hơn.
NSND Việt Anh ngoài các vở diễn, phim ảnh thì ông còn là một người thầy nhiệt huyết. Ông liên tục động viên các thí sinh tự tin, chuẩn bị tốt hơn để lần casting sau chỉn chu hơn, xác định rõ hơn về cái gọi là yêu thích đam mê. "Các bạn có thể qua khỏi casting nhưng vòng thử thách các bạn sẽ bị loại ngay nếu bạn không nghiêm túc cho đam mê của mình", ông chia sẻ.
Cũng trong sự kiện, "Gái quê" Lê Phương rơi nước mắt ngày trở lại. Chị đã vắng bóng sàn diễn nhiều năm để tập trung phát triển kinh doanh, tạo cơ sở kinh tế vững chắc để quay lại với nghệ thuật. Là người mẫu bắt đầu sự nghiệp với hai bàn tay trắng, Lê Phương tin mình sẽ giúp đỡ được các thí sinh trong cuộc thi.
Hai bảng Model (người mẫu) và MakeUp Artist (chuyên gia trang điểm) sẽ tuyển sinh song song với hệ tiêu chí khác nhau. Đáng lưu ý, cuộc thi chào đón tất cả thí sinh, mở ra cơ hội cho người chuyển giới và người có khiếm khuyết hình thể, miễn họ có đủ tài năng và đam mê trang điểm, người mẫu.
Sau hai đợt casting, chương trình dự kiến kéo dài 13 tập phát sóng với những chủ đề truyền tải thông điệp về vẻ đẹp phương Đông và phương Tây, thông điệp về môi trường và các giá trị nghệ thuật truyền thống. Chung kết Đẹp từng milimetsẽ tìm ra 2 quán quân, á quân và các giải phụ cho 2 bảng Model và MakeUp Artist.
Thu Hà